Trà Việt Nam và những điều có thể bạn chưa biết

Từ lâu, văn hóa trà đã trở thành những nét đặc trưng và tinh tế của người Việt. Trà đạo Nhật Bản mang chút cầu kì, trà Trung Hoa mang vẻ huyền bí, thói quen uống trà của người Việt đã có từ lâu đời, giản đơn, mộc mạc và chứa đầy nghĩa tình. Trà Việt Nam được chế biến như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất tần tật qua bài viết sau đây.

Trà Việt Nam

Trà Việt Nam

Cách chế biến trà Việt Nam

Với thói quen và tập quán của người Việt mà chia ra thành 3 cách chế biến thông dụng như sau:

Cách thứ nhất

Đây là cách đơn giản và thông dụng là trà Việt Nam dùng lá, hoặc cành trà tươi sau khi hái về rửa sạch, hãm với nước sôi và trực tiếp sử dụng.

Cách thứ hai

Hái những búp trà còn non, mang về hong qua cho khô rồi mang đi sao. Với cách này trải qua một số công đoạn như ốp tươi, vò chè, ốp khô, lấy hương. Qua những bước này mà hình thành một sản phẩm đuộc sử dụng đó chính là trà búp.

Nếu hút chân không để bảo quản trà này thì trà búp có thể để được 2 năm. Nhưng nếu để trong điều kiện bình thường có khi hai tuần trà đã bị hỏng vì tính hút ẩm của trà rất cao. Loại trà này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Trà Việt Nam

Trà Việt Nam

Trà búp được thưởng thức qua cách sau

Tráng qua ấm chén bằng nước sôi, cho 1 lượng trà ( ít trà nhiều trà tùy sở thích). Sau đó ta đổ một ít nước sôi tráng qua trà, giúp loại bỏ bụi bám trong trà. Thực hiện bước này cũng tác dụng đánh thức cánh trà, để cánh trà ngấm nhanh hơn. Việc này cần phải thực hiện nhanh và rót sạch hết nước trong ấm trà ra.

Sau khi tráng xong trà, đổ thêm nước sôi nóng và chờ trong khoảng 2- 4 phút tùy loại trà. Khi rót trà chén đầu tiên ta đã rót đầy luôn, như thế thì chén đầu sẽ rất nhạt và chén cuối sẽ rất đậm. Có một điều cần đặc biệt lưu ý nữa rót trà không nên rót kiệt nước trong ấm trà. Không nên rút sạch nước trong ấm mà khoảng 30% nước trong ấm trà, sau đó ta lại thêm nước sôi vào. Lần rót nào cũng phải để dư một ít nước còn lại trong ấm cho những lần sau. Bởi vì nó sẽ giúp ấm trà bên nước, uống được nhiều lần và mỗi chén trà ta sẽ có cảm nhận gần giống nhau về độ đậm nhạt. Bởi vì rót cạn nước đầu thì nước thứ 2 sẽ rất nhạt.

Cách thứ 3

Ướp hương vào trong trà còn gọi là trà hương

Trà búp sau khi đã sao khô, người ta dùng thêm các loại hoa có mùi hương thơm và có lợi cho sức khỏe để ướp vào trong trà. Các loại hoa như hoa sen, hoa bưởi, hoa nhài, hoa hồng..được chọn để ướp.

Trà Việt Nam

Trà Việt Nam

Trà Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới đó là trà sen. Tuy nhiên, để có được trà sen người ta tốn rất nhiều công sức cũng như giai đoạn. Vì vậy nên loại trà này rất đắt và sản lượng cũng hạn chế. Ướp 1kg trà sen thì phải dùng của 1000 đến 1500 bông hoa sen. Gạo sen sau khi được tách ướp với trà, những tinh dầu của trà sen sẽ làm cho trà rã ra, người ta lại mang trà đi sấy. Thực hiện công đoạn này phải trải qua 5-6 lần như vậy mới cho ra một mẻ trà sen.

Cách pha chế trà ướp hương cũng giống như trà búp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại trà Việt Nam.

SPICE RANGE